Tạp chí Kinh tế Sài Gòn kỳ số 41-2024 tại Pretty Cosmetics

Tác giả: | Xem thêm Tạp Chí - Catalogue Tác giả  

Mô tả ngắn về Tạp chí Kinh tế Sài Gòn kỳ số 41-2024 tại Pretty Cosmetics

Số 41-2024: ‘Mọi gánh nặng sẽ đặt lên sàn thương mại điện tử’. Do đó, sàn TMĐT có đủ khả năng và chế tài để thực hiện việc khai thuế thay, nộp thuế thay cho các cá nhân cung cấp hàng hóa thông qua sàn, Bộ Tài chính khẳng định. Mục tiêu tăng trưởng kinh tế đã trong tầm với
: Còn hàng
25.000 ₫ 25.000 ₫

Giới thiệu Tạp chí Kinh tế Sài Gòn kỳ số 41-2024 tại Pretty Cosmetics

Số 41-2024: ‘Mọi gánh nặng sẽ đặt lên sàn thương mại điện tử’

Tạp chí Kinh tế Sài Gòn kỳ số 41-2024

(KTSG) - Các sàn TMĐT hầu như kiểm soát dòng tiền của người bán, trường hợp không kiểm soát được dòng tiền có thể yêu cầu cá nhân đóng tiền phí trả cho sàn cùng tiền thuế phải nộp để tiếp tục hoạt động trên sàn. Do đó, sàn TMĐT có đủ khả năng và chế tài để thực hiện việc khai thuế thay, nộp thuế thay cho các cá nhân cung cấp hàng hóa thông qua sàn, Bộ Tài chính khẳng định.

Không còn chọn lựa nào khác (mục Ý kiến): Đã đến lúc các kế hoạch phát triển dài hạn của chúng ta được điều chỉnh để bổ sung các yêu cầu của một nền kinh tế xanh như thật sự ưu tiên cho các nguồn phát điện từ năng lượng tái tạo, lưu ý đến các kịch bản nước biển dâng đối với nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản, đặt ra những tiêu chí nhằm khuyến khích doanh nghiệp sản xuất xanh, hạn chế các ngành gây ô nhiễm…

Mục tiêu tăng trưởng kinh tế đã trong tầm với (An Nhiên): Mục tiêu tăng trưởng kinh tế cả năm 2024 từ 6-6,5% có thể xem như đã trong tầm với, song vẫn còn nhiều thách thức cần phải vượt qua, đặc biệt là với khu vực doanh nghiệp.

Vì sao GDP quí 3-2024 vượt bão? (Khánh Nguyên): “Tăng trưởng ở nhiều ngành, lĩnh vực đã bù đắp được khá nhiều cho những thiệt hại của bão Yagi. Nền kinh tế Việt Nam đang hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi cho một chu kỳ tăng trưởng mới”, TS. Lê Duy Bình, Giám đốc Economica Việt Nam trao đổi với Kinh tế Sài Gòn.

Động lực tăng trưởng quí 3 và thách thức trong giai đoạn tới (Tuệ Nhiên): Tăng trưởng kinh tế quí 3-2024 cao bất ngờ. Động lực đến từ đâu? Liệu xu hướng này có được duy trì? Thách thức tăng trưởng giai đoạn tới có thể là gì?

Vì đâu cán cân thanh toán thâm hụt trở lại? (Thụy Lê): Từ mức thặng dư gần 4,58 tỉ đô la Mỹ trong kỳ sáu tháng đầu năm 2023, vì sao cán cân thanh toán tổng thể sáu tháng đầu năm 2024 lại chuyển sang thâm hụt gần 7,44 tỉ đô la Mỹ. Đâu là nguyên nhân chính dẫn đến sự đảo chiều này?

Giảm lãi suất cho vay kinh doanh: đã đến lúc thay đổi cấu trúc (Hoàng Xuân Huy): Nếu đi sâu vào cấu trúc cho vay của các ngân hàng thương mại thì việc giảm lãi suất cho vay đối với hoạt động kinh doanh sẽ còn có thể thực hiện được nếu Ngân hàng Nhà nước có những giải pháp phù hợp điều chỉnh chính sách cho vay của các ngân hàng thương mại về đúng bản chất hoạt động kinh tế.

“Mọi gánh nặng sẽ đặt lên sàn thương mại điện tử” (Cẩm Hà): Quy định sàn TMĐT phải kê khai, nộp thuế thay cho hộ, cá nhân kinh doanh, theo Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam, có thể giúp giảm đầu mối kê khai, giảm gánh nặng cho cơ quan thuế, nhưng gánh nặng này sẽ lại đặt lên các sàn vốn không có chuyên môn và không phải là đại lý thuế.

Sàn thương mại điện tử có thể khai thuế, nộp thuế thay người kinh doanh… (Hoàng Hạnh): “Việc triển khai chính sách quản lý thuế thông qua tổ chức trung gian là sàn thương mại điện tử là một lựa chọn hợp lý và cần thiết, phù hợp với thông lệ quốc tế. Dù vậy, vẫn có một vài vấn đề cần xem xét thấu đáo”, ông Nguyễn Ngọc Tịnh, Phó chủ tịch Hội Tư vấn và Đại lý thuế TPHCM, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Tư vấn và Đại lý thuế TPM trao đổi với Kinh tế Sài Gòn.

VN-Index một lần nữa lỗi hẹn với mốc 1.300 điểm (Thanh Thủy): Sau khi chưa công phá thành công mốc 1.300 điểm, chỉ số đang có xu hướng lùi lại để tích lũy thêm. Vùng hỗ trợ kế tiếp của chỉ số này hiện nằm quanh khu vực 1.260 điểm. Nhóm cổ phiếu ngân hàng sau chuỗi phiên hút tiền mạnh cũng đang giao dịch chậm lại, cho thấy sự “nghỉ ngơi” tạm thời của dòng tiền.

Thị trường chứng khoán trước mối lo chiến tranh (Triêu Dương): Chứng khoán có thể là một trong những kênh đầu tư bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất, không chỉ vì nỗi lo sợ về thiệt hại chiến tranh có thể gây ra, mà kỳ vọng nới lỏng chính sách tiền tệ cũng sẽ bị ngưng lại. Dòng tiền khi đó sẽ có xu hướng đổ vào các kênh đầu tư mang tính trú ẩn an toàn.

Tiềm năng lớn của ngành trung tâm dữ liệu Việt Nam (Bình An): Với quy mô thị trường còn nhỏ và nhiều điều kiện thuận lợi từ phương diện luật và chính sách, ngành trung tâm dữ liệu tại Việt Nam được đánh giá rất tiềm năng.

Những lưu ý về xu hướng tăng trưởng tiền gửi và tiền vay (Lê Hoài Ân - Nguyễn Thị Ngọc An): Tính đến cuối tháng 9 tăng trưởng tín dụng là 8,53% trong khi mức tăng huy động chỉ mới đạt mức 4,79%. Xu hướng tăng trưởng tiền gửi và dư nợ trong hệ thống ngân hàng đang trở thành tâm điểm trong năm nay, đặc biệt khi chính sách lãi suất thấp đã kéo dài trong gần hai năm qua để hỗ trợ nền kinh tế.

Phân loại sức khỏe tài chính các ngân hàng Việt Nam (Trần Hùng Sơn - Hồ Hữu Tín - Trần Thị Út Linh): Kể từ sau đại dịch Covid-19, tình hình khó khăn của kinh tế thế giới và trong nước đã ảnh hưởng đến chất lượng tài sản của các ngân hàng Việt Nam.

Quy định mới về vay và trả nợ nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh (Đỗ Đình Lâm): Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư 19/2024/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 1-7-2024, để sửa đổi và bổ sung một số quy định trong Thông tư 08/2023/TT-NHNN về điều kiện vay và trả nợ nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh.

Quỹ bảo trì nhà chung cư: tranh cãi xoay quanh quy định mới về nguồn thu (Nguyễn Thị Nhung): Câu hỏi đặt ra là: các khoản thu từ phần sở hữu chung là những khoản thu nào và đơn vị nào sẽ đứng ra thu và quản lý khoản phí này? Câu trả lời cho vấn đề này vẫn chưa rõ ràng, dẫn đến nhiều tranh cãi trong những ngày đầu thực thi luật mới.

Bị kiện đạo nhạc - liệu Miley Cyrus có vi phạm luật bản quyền? (Lê Thiên Hương): Việc công ty nắm giữ một phần quyền tác giả ca khúc “When I was your man” kiện Miley Cyrus và các đồng tác giả bài hát Flowers một lần nữa đặt lại vấn đề về mức độ giới hạn bảo hộ trong các tác phẩm nghệ thuật.

Đồng bằng sông Cửu Long - Châu thổ đang chìm: vấn nạn nan giải (TS. Lê Anh Tuấn): Lún sụt là một vấn nạn nan giải, bởi nó âm thầm diễn ra mà không dễ có thể giải quyết hậu quả và chặn đứng các rủi ro, thiệt hại về mặt công trình dân dụng và hệ sinh thái nước tự nhiên.

Có hay không lòng trung thành với các thương hiệu đắt tiền, xa xỉ tại Việt Nam? (Song Hảo): Trong hoàn cảnh nhà nhà, người người “thắt lưng buộc bụng” và ai cũng săm soi về giá, các doanh nghiệp thời trang và hàng xa xỉ ứng phó như thế nào?

Hợp tác CNTT với Ấn Độ: miếng bánh ngon nhưng không dễ nuốt (Nguyễn Ngọc Trâm): Bất chấp tình trạng bất ổn về kinh tế toàn cầu, càng trầm trọng hơn bởi nạn suy thoái, chiến tranh thương mại và bất ổn địa chính trị ở nhiều quốc gia và khu vực trên thế giới, ngành CNTT của Ấn Độ vẫn dự kiến đạt 254 tỉ đô la Mỹ doanh thu trong năm tài khóa 2024, nhờ vào hoạt động xuất khẩu sản phẩm CNTT.

Hướng đến một ngành công nghiệp cá nóc ở Việt Nam (Đỗ Quang Tuấn Hoàng): Mỗi năm Việt Nam bỏ đi khoảng 37.000 tấn cá nóc. Cá nóc là nguồn tài nguyên đang bị lãng phí tại Việt Nam. Thay đổi được điều này sẽ mở ra một cơ hội làm giàu cho đất nước.

Cửa ngõ Tây TPHCM xuất hiện khu công nghiệp sinh thái đầu tiên (Ba Thuần): Mô hình tiên phong, hạ tầng chuẩn quốc tế, tiện ích đủ đầy cùng tiềm năng từ vị trí đắc địa và ưu đãi thuế, giá thuê cạnh tranh, Prodezi EIP mang đến quỹ đất dồi dào liền kề TPHCM, đi kèm dịch vụ quản lý chuyên nghiệp.

Cơ chế nào bảo vệ những đứa trẻ được sinh ra? (Nguyễn Minh Thanh): Tình trạng con trẻ trong tình cảnh không cha, không mẹ hoặc không cả cha lẫn mẹ phải ở với ông bà có vẻ như ngày càng phổ biến. Chúng đối mặt với nhiều vấn đề về phát triển thể chất lẫn tinh thần, không được học hành tử tế, chịu nhiều rủi ro và tổn thương suốt đời…

Phạm Phú Ngọc Trai: “Hiến tặng khi ta còn sống” (Trần - Nguyễn): Ý nghĩa của việc làm thiện nguyện hay các hoạt động nhân ái không nằm ở việc trao đi những món quà hay những khoản tiền tài trợ, mà quan trọng là sự hiện diện và đồng hành với người gặp khó.

Những cuộc chạy đua vừa làm vừa học (Phú Thành): Ngày sắp nhận bằng, chẳng ai nghĩ đến việc đem nộp cho cơ quan để lên lương, lên chức. Bạn bè hẹn hò nhau chúc mừng mình đã làm xong một kế hoạch của cuộc đời mình. Ánh mắt nào cũng rạng ngời, gương mặt nào cũng sáng láng thông minh đến lạ!...

Đại học đem “con online” bỏ chợ (Nguyễn Vũ): Bên cạnh những người chất vấn chất lượng giảng dạy của các chương trình hợp tác, vẫn có những học viên vui vẻ chi những món tiền để đổi lại tấm giấy chứng nhận hoàn thành các khóa học có logo của những trường nổi tiếng. Với họ chừng đó cũng đủ đáng giá đồng tiền!

Những rủi ro kinh tế khi xung đột leo thang tại Trung Đông (Song Thanh): Cuộc xung đột ngày càng leo thang tại Trung Đông được dự báo có thể gây ra những tác động đáng kể đối với kinh tế toàn cầu, khiến giá cả biến động mạnh, suy giảm tăng trưởng và làm xói mòn niềm tin của nhà đầu tư.

OpenAI gọi vốn kỷ lục - Bong bóng hay cuộc cách mạng? (Lạc Diệp): Tâm lý sợ bỏ lỡ đã làm tăng vọt giá trị của các công ty công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI), ngay cả khi chưa có nhiều dấu hiệu cho thấy khi nào công nghệ này sẽ mang lại lợi nhuận một cách bền vững. Đợt gọi vốn kỷ lục mới đây của OpenAI càng làm dấy lên những tranh cãi về sự nhiệt tình quá mức của giới đầu tư đối với với AI.

Mời bạn đọc đón xem!

Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....

Biểu đồ giá của Tạp chí Kinh tế Sài Gòn kỳ số 41-2024 trong 30 ngày

Biểu đồ giá của Tạp chí Kinh tế Sài Gòn kỳ số 41-2024 từ ngày 06-10-2024 - 05-11-2024

Chi Tiết Tạp chí Kinh tế Sài Gòn kỳ số 41-2024

Công ty phát hànhTạp chí Kinh tế Sài Gòn
Ngày xuất bản2024-10-10 14:33:41
Nhà xuất bảnSaigon Times Group