Sách-Ăn Gì Không Chết tại Pretty Cosmetics
Tác giả: | Xem thêm Sách Y Học Tác giảMô tả ngắn về Sách-Ăn Gì Không Chết tại Pretty Cosmetics
Tác giả: Michael Greger, Gene Stone. Khổ sách: 16x24cm. Giá bán: 295,000 VNĐ. Giới thiệu tóm tắt tác phẩm:. Trong cuốn Ăn gì không chết, bác sĩ Michael Greger, bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng nổi tiếng quốc tế, và là nhà sáng lập , nghiên cứu tỉ mỉ 15 nguyên nhân hàng đầu dẫn đến chết trẻ ở HoaGiới thiệu Sách-Ăn Gì Không Chết tại Pretty Cosmetics
Tác giả: Michael Greger, Gene Stone
Dịch giả: Hoàng Nữ Minh Nguyệt, Công Huyền Tôn Nữ Thùy Trang
Khổ sách: 16x24cm
Số trang: 776
Giá bán: 295,000 VNĐ
In lần thứ 5 năm 2020
Giới thiệu tóm tắt tác phẩm:
Rất nhiều cái chết trẻ có thể ngăn ngừa được đơn giản bằng những thay đổi trong chế độ ăn và lối sống. Trong cuốn Ăn gì không chết, bác sĩ Michael Greger, bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng nổi tiếng quốc tế, và là nhà sáng lập , nghiên cứu tỉ mỉ 15 nguyên nhân hàng đầu dẫn đến chết trẻ ở Hoa Kỳ – bệnh tim, ung thư, tiểu đường, Parkinson, cao huyết áp, và nhiều bệnh khác – giải thích tại sao can thiệp dinh dưỡng và lối sống đôi khi có thể thành công hơn thuốc kê toa và các giải pháp phẫu thuật và thuốc men khác, cho chúng ta sống khỏe mạnh hơn.
Gia đình bạn có tiền sử ung thư tuyến tiền liệt? Hãy đặt ly sữa xuống và thêm hạt lanh vào chế độ ăn bất cứ khi nào có thể. Huyết áp cao? Trà dâm bụt có thể hiệu quả hơn thuốc đặc trị cao huyết áp – và không có tác dụng phụ. Chống lại ung thư gan? Uống cà phê có thể giảm viêm gan. Chiến đấu với ung thư vú? Ăn đậu nành liên quan đến sống sót lâu hơn. Lo lắng về bệnh tim (sát thủ số 1 ở Mỹ)? Chuyển sang chế độ ăn thực vật toàn phần, là chế độ ăn không ngừng cho thấy không chỉ ngăn ngừa được mà còn chặn đứng sự phát triển của căn bệnh này.
Ngoài việc hướng dẫn chế độ ăn giúp điều trị 15 nguyên nhân gây tử vong, Ăn gì không chết còn có Lượng ăn hằng ngày của bác sĩ Greger – một danh sách đánh dấu 12 thực phẩm chúng ta nên ăn mỗi ngày. Đầy ắp những lời khuyên thực tế, có thể làm được và khoa học dinh dưỡng tiên tiến, những y lệnh của vị bác sĩ này chính là điều chúng ta cần để sống lâu hơn, khỏe mạnh hơn.
Khi còn nhỏ, tác giả-bác sĩ Michael Greger chứng kiến người bà bị bệnh đau tim của ông phục hồi từ bên bờ vực cái chết được báo trước. Bà của ông được chữa trị theo một chế độ ăn ít béo, và sự bình phục thần kỳ của bà – phép màu trước mắt cậu bé Greger lẫn những bác sĩ đã trả bà về nhà – đưa ông vào sứ mạng truyền bá sức mạnh chữa lành của thực phẩm.
Suốt hành trình sự nghiệp y khoa, mục tiêu của bác sĩ Greger là bỏ qua khâu trung gian và truyền đạt thông tin quan trọng – thường là cứu mạng – đến công chúng. Cuốn sách Ăn gì không chết (nguyên tác: How Not to Die) của ông, hướng dẫn cách ngăn chặn những sát thủ hàng đầu, lập tức lọt vào danh sách sách bán chạy của The New York Times ngay sau khi ra mắt năm 2015.
Ăn gì không chết căn cứ vào khoa học dinh dưỡng, và như bác sĩ Greger khẳng định: ông không nói chế độ ăn dựa vào thực vật là ăn chay mang ý nghĩa tôn giáo.
Khảo sát tỉ mỉ 15 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu, tác giả-bác sĩ Greger không chỉ trình bày kỹ lưỡng mối liên quan giữa thực phẩm với những căn bệnh nguy hiểm chết người mà còn vạch rõ thiếu sót trong đào tạo y khoa bao lâu nay khiến bác sĩ không đủ kiến thức để cho lời khuyên về dinh dưỡng trong chữa bệnh. Không những thế, ông vạch trần những sự thật đen tối trong việc bác sĩ hưởng lợi khi kê toa thuốc, lợi nhuận khổng lồ của ngành công nghiệp dược chi phối mọi thông tin về các loại thuốc đặc trị như “thần dược” và thực phẩm chức năng tốt hơn tự nhiên! Ngành công nghiệp thịt, sữa, trứng, nước giải khát có gas, thực phẩm chế biến… cùng những thủ đoạn đánh lận con đen trên nhãn thông tin sản phẩm lừa người tiêu dùng… và nhiều tiết lộ choáng váng khác về thực hành y khoa! Tất cả chỉ ra rằng: kê toa thuốc cho bệnh nhân, yêu cầu làm chẩn đoán hình ảnh, thủ thuật nội soi, hay phẫu thuật, … luôn dễ cho bác sĩ (và có lợi ích!) – vì làm theo quy trình – hơn là khuyên bệnh nhân nên ăn thêm bông cải xanh hay các loại quả mọng!
Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....