Những Lời Giáo Huấn Của Epictetus tại Pretty Cosmetics
Tác giả: | Xem thêm Sách nghệ thuật sống đẹp Tác giảMô tả ngắn về Những Lời Giáo Huấn Của Epictetus tại Pretty Cosmetics
Discourses (Những bài thuyết giảng) của EPICTETUS tạo thành một trong ba tuyên bố đầy sức thuyết phục của đạo đức học thực tiễn Khắc kỷ từ thời kỳ đầu của Đế chế La Mã; hai tuyên ngôn còn lại là Những lá thư của Seneca và Meditations (Suy tưởng) của Marcus Aurelius. Epictetus, không giống như hai nhà tưGiới thiệu Những Lời Giáo Huấn Của Epictetus tại Pretty Cosmetics
Discourses (Những bài thuyết giảng) của EPICTETUS tạo thành một trong ba tuyên bố đầy sức thuyết phục của đạo đức học thực tiễn Khắc kỷ từ thời kỳ đầu của Đế chế La Mã; hai tuyên ngôn còn lại là Những lá thư của Seneca và Meditations (Suy tưởng) của Marcus Aurelius. Về phương diện nào đó, tác phẩm của Epictetus là quan trọng nhất. Epictetus, không giống như hai nhà tư tưởng kia, ông là một giáo viên Khắc kỷ chính thống và là một trong những người nổi tiếng nhất ở thời của ông.
Discourses (Những bài thuyết giảng) và Handbook (Cẩm nang thư) là hai tác phẩm sinh động, thẳng thắn, đầy sức thuyết phục và thách thức, được thể hiện theo cách gần gũi, dễ hiểu với nhiều người. Chúng đặt ra các nguyên tắc đạo đức cốt lõi của chủ nghĩa Khắc kỷ dưới hình thức được thiết kế để giúp mọi người áp dụng chúng vào thực tiễn và sử dụng chúng làm nền tảng để hướng tới một cuộc sống tốt đẹp của con người. Một thông điệp chính đó là cơ sở của hạnh phúc hay an lạc đều ‘tùy thuộc ở chúng ta’ và tất cả chúng ta đều có khả năng hướng đến trạng thái này, bất chấp bối cảnh xã hội đặc thù hay cá tính của chúng ta. Một chủ đề có liên quan ấy là để đạt được tiến bộ theo chiều hướng này đòi hỏi sự kết hợp giữa việc suy ngẫm, phê phán và nỗ lực không ngừng nghỉ, đặc biệt ở chỗ đưa những nguyên tắc của chúng ta vào hành động và các mối quan hệ của ta. Epictetus cũng nhấn mạnh rằng khả năng này tạo thành một phần quan trọng và không thể tách rời của những gì khiến cho con người trở nên đặc biệt trong Vũ trụ tự nhiên, cũng như là biểu hiện xuất sắc của những gì ‘thần thánh’ trong chúng ta.
Discourses của Epictetus là tác phẩm được đọc rộng rãi nhất và có sức ảnh hưởng nhất trong tất cả các tác phẩm của trường phái Khắc kỷ, từ thời cổ đại trở đi. Chúng vẫn phát biểu một cách hùng hồn với độc giả thời hiện đại và đã mang một ý nghĩa mới trong những năm gần đây, làm nền tảng cho ‘những chỉ dẫn trong cuộc sống’ và trị liệu tâm lý nhận thức.
Mục lục:
Lời ngỏ
Giới thiệu
Lưu ý về tác phẩm và bản dịch tiếng Anh
Tài liệu tham khảo chọn lọc
Niên biểu lịch sử của Epictetus
Lời tựa
Những đoạn giảng riêng lẻ
Cẩm nang thư
Chú giải
Trích đoạn nội dung:
Hy Lạp cổ đại là chiếc nôi của nền văn minh phương tây, nơi hoài thai ra không ít những nhà tư tưởng lỗi lạc và những nhà khoa học xuất chúng, tuy thời hoàng kim của những bậc vĩ nhân này đã qua đi nhưng dư âm của họ vẫn còn vang vọng mãi cho đến tận ngày nay. Nhìn vào chiều dài lịch sử thế giới, lắm khi chúng ta vội đưa ra nhận xét rằng thế giới phương Tây là nơi của nền văn minh vật chất, nơi sinh ra khoa học kỹ thuật, trong khi phương Đông là vùng đất tâm linh, huyền bí, nơi con người thường chiêm nghiệm về vạn nẻo nhân sinh và thân phận con người giữa thế giới này. Trên thực tế, quan niệm đó có phần chưa chính xác. Nền triết học và tâm linh thời kỳ cổ đại phương Tây, tiêu biểu là Hy Lạp cổ đại, không hề chịu lép vế so với phương Đông. Bằng chứng là từ ngàn xưa, nếu phương Đông có những bậc thầy vĩ đại như Đức Phật Thích Ca, Đức Lão Tử, Đức Chúa Jesus thì phương Tây có Pythagoras, ông dạy tín đồ của mình rằng con người có một linh hồn bất tử và phải trải qua một vòng luân hồi vô tận cho đến khi chúng ta thanh tẩy và trở về với tánh linh (Thượng Đế) của chính mình; phương Đông có Kinh Dịch, Bát Quái để giải mã Vũ trụ, phương Tây có Thần số học và Siêu hình học để triển hiện tự nhiên; phương Đông nổi tiếng với thuật luyện đan để tìm sự trường sinh bất tử thì phương Tây có thuật giả kim, biến sắt thành vàng. Kỳ thực những bậc thầy này mượn những phương thuật huyền hoặc và có phần phi lý như chuyển hóa thân phàm thành bất tử và khả năng cải biến những nguyên tố tự nhiên để ẩn ý về con đường cứu cánh đi sâu vào trong nội tâm để gột rửa và thanh lọc tâm hồn của mỗi người, biến những phần thấp kém, hạ tiện thành cao quý và thiêng liêng, biến tâm hồn phàm tục của con người thành đền thờ linh thiêng của Thượng Đế, tất cả đều là nội giáo tâm truyền (Esoterism), là con đường xuất thế gian vậy. Chính cái tên triết học mang trong mình bầu không khí của sự thanh tịnh, trang nghiêm và thiêng liêng. Cho nên mọi triết lý đều quy về một điểm duy nhất đó chính là chân lý.
Chủ nghĩa Khắc kỷ được Zeno thành Citium sáng lập ra dựa trên nền tảng chủ nghĩa Yếm thế với tư tưởng chủ đạo là sự tiết dục và làm chủ bản thân, những quy tắc đạo đức khắc kỷ xoay quanh việc truy tầm hạnh phúc đích thức, thứ chỉ có thể đạt được thông qua việc sống thuận theo tự nhiên, nghĩa là chấp nhận mọi điều xảy đến với mình, trong khi tập trung duy nhất vào mục tiêu sửa trị những thứ thuộc thẩm quyền và sở hữu của mình (tâm hồn mỗi người). Chủ nghĩa Khắc kỷ ra đời vào đầu thế kỷ 3 TCN, xét về thời gian thì chủ nghĩa này thuộc lớp hậu học trong bản đồ triết học Hy Lạp cổ đại, nhưng những cống hiến và thành tựu trong mục tiêu lèo lái nhân loại tiến lên một tầng cao mới của đạo đức và phẩm hạnh thì không thua gì những bậc đàn anh như chủ nghĩa Socrates hay chủ nghĩa Yếm thế.
Có lẽ những ai từng tìm hiểu về chủ nghĩa khắc kỷ sẽ nhận ra điểm đặc biệt của chủ nghĩa này đó là những nhân vật nổi bật trong lịch sử của chủ nghĩa khắc kỷ thuộc những giai cấp và tầng lớp khác nhau. Họ mang những thân phân khác nhau đến với ngôi nhà chung của triết học để rồi khi rời đi tất cả đều mang trên vai gói hành trang đức hạnh và chân lý. Phần đông tôn giáo và triết lý từ cổ chí kim đều hướng về sự bình đẳng nhưng hiếm có tôn giáo và triết lý nào đạt đến sự bình đẳng như chủ nghĩa Khắc kỷ đã đạt được. Những cái tên quen thuộc với độc giả Việt Nam như Marcus Aurelius Đại Đế La Mã, Seneca quân sư của Hoàng Đế Nero, Epictetus người nô lệ là minh chứng cho việc triết học chẳng hề phân biệt địa vị hay tuổi tác, bất kỳ ai với cái tâm nhiệt thành và lòng mộ đạo chân chính đều có thể đạt đến đỉnh cao của triết học—đó là hạnh phúc và sự thanh thản trong tâm hồn.
Về phần tác giả tác phẩm Những lời giáo huấn của Epictetus, Epictetus chưa từng viết một cuốn sách nào, tác phẩm này là do người học trò Arrian ghi chép và truyền bá rộng rãi. Bản thân Epictetus là một người có tư tưởng rất tiến bộ về triết học trong thời đại của mình. Ông cho rằng triết học chính là nghệ thuật sống, giúp con người thăng hoa trong hoàn cảnh của mỗi cá nhân, triết học là công cụ phục vụ con người, chứ chẳng phải thứ để người ta kính ngưỡng, tôn thờ. Sự nghiệp của Epictetus chẳng phải là nghiên cứu và rao giảng về triết học mà ông chính là hiện thân của những triết lý kia: cả đời ông sống giản dị, thanh bần, ngủ sàn cứng, mặc áo thô, ăn uống đạm bạc, nhưng đức hạnh và sự dũng mãnh của ông thì khó ai bì kịp, thật xứng đáng với câu ‘Chân đất đầu trần, tuệ đức gương trăng’. Người học trò Arrian từng mô tả về thầy Epictetus của mình như một nhà diễn thuyết có một sức thuyết phục đặc biệt, ông có khả năng “làm cho thính chúng cảm nhận những điều thầy Epictetus muốn họ cảm nhận”. Nhiều nhân vật trong giới tinh anh thường tìm đến thỉnh vấn ông, trong đó có Hoàng Đế Hadrian. Đó cũng chính là khả năng ‘đắc nhân tâm’ thường xuất hiện ở những bậc vĩ nhân và những người có tu dưỡng vậy. Epictetus thường dùng một lối châm biếm rất sâu cay, đôi khi là nghiêm khắc quở trách nhưng vẫn thấp thoáng đâu khiếu hài hước và nét duyên dáng của một nhà giáo dục.
Hàng hậu học chúng ta, những người đang tìm kiếm chân lý, hãy cùng quay lại thời La Mã, cùng tề tựu về ngôi trường tại Nicopolis để được làm một người học trò nhỏ khiêm tốn nép bên chân thầy, được nương dưới bóng đại thụ của thầy và gột rửa mình trong cơn mưa pháp. Chúng ta sẽ không khỏi bàng hoàng và thích thú trước trí tuệ siêu việt của người thầy già đáng kính.
Những lời giáo huấn của Epictetus là một tác phẩm với khối lượng kiến thức đồ sộ và đa dạng, người dịch tự thấy mình chưa đủ tài đức nên việc sai sót trong khâu dịch thuật và biên tập là không thể tránh khỏi, xin quý độc giả hoan hỷ thứ lỗi! Quý độc giả cũng nên lưu ý rằng những bài giảng này được thuyết theo lối ứng khẩu, do đó từng ý tưởng sẽ được trình bày tuần tự theo mạch tư duy của người diễn thuyết. Cho nên quý độc giả đừng nên quá ngạc nhiên khi bài giảng đang nói về chủ đề huân tập sự an định hay tự tại trước nhiễu sự lại chuyển sang hành trang triết học, thứ cần thiết nhất để duy trì sự an định đó.
Công ty Cổ phần Sách Thái Hà trân trọng giới thiệu!
Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....
Chi Tiết Những Lời Giáo Huấn Của Epictetus
Công ty phát hành | Thái Hà |
Ngày xuất bản | 2022-05-01 00:00:00 |
Kích thước | 15.5 x 24 cm |
Dịch Giả | Công Thành |
Loại bìa | Bìa mềm |
Số trang | 568 |
Nhà xuất bản | Nhà Xuất Bản Công Thương |