Bố Ơi Cùng Con Lớn Lên Nhé tại Pretty Cosmetics
Tác giả: | Xem thêm Sách Làm Cha Mẹ Tác giảMô tả ngắn về Bố Ơi Cùng Con Lớn Lên Nhé tại Pretty Cosmetics
Vì đi làm nên thường phải đến buổi tối trong tuần hoặc vào cuối tuần thì các ông bố mới có thời gian ở cùng các con. Sunghan Hwang cũng là người của công việc và thực sự bận rộn vào các ngày trong tuần, nhưng tôi vẫn cố gắng để có thời gian tối đa ở cùng gia đình.Giới thiệu Bố Ơi Cùng Con Lớn Lên Nhé tại Pretty Cosmetics
Vì đi làm nên thường phải đến buổi tối trong tuần hoặc vào cuối tuần thì các ông bố mới có thời gian ở cùng các con. Nhiều ông bố cảm thấy phiền lòng do bận rộn với công việc nên thiếu thời gian ở cùng con. Sunghan Hwang cũng là người của công việc và thực sự bận rộn vào các ngày trong tuần, nhưng tôi vẫn cố gắng để có thời gian tối đa ở cùng gia đình. Thực tế, người đi làm vô cùng thiếu thời gian. Vì thế, tác giả đã nghĩ cách để tận dụng khoảng thời gian ngắn ngủi bên gia đình một cách hiệu quả nhất.
Trước tiên, phải suy nghĩ xem mình có thể làm tốt việc gì, và việc gì nhất định phải làm thật tốt. Cuối cùng, cũng như các bà mẹ, Sunghan Hwang thấy mình phải trở thành ‘người đồng cảm và trao đổi cảm xúc với con’, để dù không thể ở cùng con trong mọi khoảnh khắc nhưng mỗi ngày sống cùng con đều trở thành một ngày vui vẻ và có ích. Khi con cảm nhận cha mẹ gần gũi với mình, con không những nhân hậu và hiểu biết, mà con còn trở nên tình cảm hơn. Để làm được như thế, Sunghan Hwang đã quyết tâm biến đổi cuộc sống thường nhật của gia đình bằng tâm thế: ‘Mời con vào thế giới công việc thường ngày của tác giả, còn tác giả bước vào thế giới công việc thường nhật của con’, điều đó tốt hơn là cung cấp cho con những vật chất đặc biệt hay đắt đỏ.
Do vẫn phải đi làm nên để có thời gian ý nghĩa cùng các con, tác giả đã lựa chọn 4 cách sau.
Thứ nhất, chơi ‘trò chơi trao đổi cảm xúc cùng con’. Thay vì phải nghĩ cách để làm một điều gì đó thật đặc biệt, hay phải sử dụng đồ chơi để chơi cùng con, Sunghan Hwang đã biến những công việc thường nhật như việc dọn dẹp nhà cửa hay tắm rửa thành trò chơi. Tác giả đã hoạt động theo kiểu vừa tắm vừa chơi trò ở trần, hoặc tìm hình tròn, hình tam giác khi nấu ăn cùng nhau. Hơn nữa, trò chơi này còn có thể chơi ngay tức khắc mà không cần chuẩn bị’, do đó giúp cha mẹ có thể chơi một cách dễ dàng và tiện lợi với con.
Thứ hai, đọc sách để khơi gợi sự quan tâm của trẻ, nói cách khác là ứng dụng tích cực việc đọc sách. Thực tế số sách mà tác giả đọc cho con cực kỳ ít so với khối lượng sách vợ anh đọc cho con. Thay vào đó, anh tập trung ‘tấn công’ vào những lĩnh vực mẹ Woo Seong ít quan tâm hơn. Woo Seong thích khủng long, động vật, xe ô tô nên tác giả đã bắt đầu từ những cuốn sách thuộc chủ đề này rồi mới mở rộng phạm vi sang các lĩnh vực liên quan
Thứ ba là nói chuyện với con bằng tiếng Anh đơn giản trong cuộc sống thường nhật. Sunghan Hwang đã suy nghĩ phương pháp để có thể giúp các con nói dễ dàng và thuận tiện như liên tục giao tiếp đơn giản, đọc sách và đếm số bằng tiếng Anh, Tiếng Anh tuy gần mà xa với tác giả – người cha không biết nói tiếng Anh. Thế nhưng anh vẫn quyết tâm tạo thói quen nói tiếng Anh bằng cách tăng dần thời gian nói chuyện bằng tiếng Anh trong giai đoạn ‘Đọc sách tiếng Anh’ và ‘Nói những từ tiếng Anh đơn giản’.
Thứ tư, đó là chú ý nghe lời con nói và tiến hành ‘đối thoại tìm đáp án’ thay vì nói trước đáp án cho con. Sunghan Hwang đã không khó chịu với những câu hỏi của con, thay vào đó anh hỏi con tại sao con lại đặt câu hỏi đó, và cùng con đi tìm câu trả lời bằng cách tiếp tục đặt cho bé những câu hỏi liên quan. Khi ăn cơm, khi chơi, khi đọc sách, khi tắm, khi đi trên đường hay ở bất cứ đâu, bất cứ nơi nào chúng ta đều có thể dễ dàng nói chuyện cùng con. Đặc biệt, ‘trò chơi nối chữ’ cùng con có ưu điểm là có thể trao đổi cảm xúc với con trong thời gian dài.
Thông qua cuốn sách này, Sunghan Hwang muốn chia sẻ tới nhiều phụ huynh những kinh nghiệm của 8 năm sẻ chia đời sống thường nhật vui vẻ cùng các con thông qua trò chơi, đọc sách, đối thoại, học tiếng Anh lẫn những suy nghĩ về con cái và gia đình. Hơn nữa, anh hy vọng truyền đạt cách sống nhiều ý nghĩa với con tới các ông bố bận rộn, và mong rằng những kinh nghiệm của mình sẽ giúp đỡ cho những người cha bình dị khác.
Thông tin tác giả:
Tác giả cuốn sách là một ông bố của một cậu bé được coi là một hiện tượng thần đồng về tiếng Anh ở Hàn Quốc khi mới 30 tháng tuổi và thường xuyên được xuất hiện trên các chương trình truyền hình. Bí quyết nuôi dạy của ông bố này không có gì đặc biệt, anh khẳng định rằng không hề có Super Daddy trên đời, mà chỉ đơn giản là:
- Chơi « trò chơi cảm xúc cùng con »
- Cùng con đọc sách mỗi ngày
- Nói với con những từ, câu tiếng Anh đơn giản
- Và « đối thoại tìm đáp án » với con
Trích đoạn:
Thời gian con cần bố ngắn hơn chúng ta tưởng
Nếu bạn suy ngẫm “Cuộc đời của con người ngắn hay dài nhỉ?”, thì dường như nó sẽ dài bất tận. Hằng ngày chúng ta vẫn luôn nói “Tôi không có thời gian”, hay “Thời gian trôi nhanh thật đấy”. Tôi cũng như thế. Sau khi cưới vợ và sinh con, tôi đã luôn sống như chạy đua với thời gian. Thứ nhất là do ngay sau khi có con không được bao lâu thì bố tôi mất, điều này khiến tôi suy nghĩ nhiều về cuộc đời làm bố của ông và cuộc đời của tôi trong cương vị người làm bố.
Bố tôi là người đầy uy quyền và luôn bận rộn với công việc, có lẽ vì thế mà tôi đã không có nhiều kỷ niệm với bố. Bố tôi yêu thương và dành mối quan tâm lớn đến con cái hơn bất kỳ ai nhưng lại vụng về trong cách thể hiện. Phải gánh trọng trách nuôi sống gia đình nghèo khó nên ông đã tập trung kiếm nhiều tiền giúp anh em chúng tôi có thể yên tâm sinh hoạt và học tập; tôi nghĩ rằng ông đã thực hiện vai trò và trách nhiệm lớn nhất. Song, hồi đó tôi đã không thể hiểu bố phải gánh trách nhiệm nặng nề đến thế, và rồi khi bước vào tuổi dậy thì, tôi đã dần dần xa rời bố và ít trò chuyện hẳn với ông.
Phải tới khi sang tuổi 20, tôi mới cố gắng để hiểu bố hơn do cảm nhận được gánh nặng cuộc sống đặt lên đôi vai ông. Tôi lấy vợ và trở thành bố trẻ con, lúc này tôi mới nhận thức được rằng, tôi của tuổi thơ đã luôn luôn mong mỏi những ngày bình dị ngồi trò chuyện vui vẻ cùng bố. Thế rồi tôi quyết tâm cố gắng để hình ảnh người làm bố của tôi sẽ được con khắc dấu khác đi một chút. Tôi muốn trở thành người bố là sân chơi vui vẻ, là bạn, là nhà tư vấn thân thiện, dễ chịu của con chứ không phải người bố dễ dãi, chẳng mấy ý nghĩa. Hơn nữa, tôi còn muốn trở thành người thầy thông thái của con để thông qua hình ảnh người bố, con có thể mơ giấc mơ về tương lai của mình.
Để làm được điều đó thì điều tôi cần tập trung hiện nay chính là bắt đầu tham gia tích cực vào quá trình nuôi dạy con vì gia đình. Mỗi người đều có giá trị quan và thứ tự ưu tiên trong cuộc sống khác nhau nhưng với tôi bây giờ, thời gian ở cùng gia đình, thời gian ở cùng các con hiện tại này là thời gian quý báu nhất.
Bố nuôi dạy con là món quà trời ban Tôi nghĩ rằng làm bố mẹ chính là món quà ông trời ban cho chúng ta. Giai đoạn 7 năm từ ngày con chào đời là thời kỳ thực sự quan trọng. Bởi lẽ thời gian trước khi vào lớp 1 là thời kỳ con không chỉ được bố mẹ yêu thương mà con còn nhận được tình yêu nhiều nhất từ những người xung quanh. Khi con đi học cấp 1, dù bố mẹ có muốn yêu thương và quan tâm nhiều đến con thì lúc đó cũng không dễ dàng nữa.
Với bố mẹ, thời kỳ này cũng là thời kì đáng nhớ nhất. Khi con mỗi ngày không ngừng thể hiện những cử chỉ và lời nói đáng yêu. Hành động, biểu cảm của con với bố mẹ được thay đổi từng ngày. Với con, thời kỳ này con chỉ bắt chước theo bố mẹ. Tất nhiên, nuôi con không tránh khỏi vất vả. Bởi lẽ, nuôi dạy con cái là một việc không hề dễ dàng. Con đem lại cho chúng ta không chỉ nhiều tiếng cười, niềm hạnh phúc mà còn cả những lo lắng, bất an.
Khi thời gian có thể gần gũi con nhiều nhất trôi qua, tôi luôn có cảm giác thời gian con cần chúng ta ngắn ngủi quá. Woo Seong đã vào trường tiểu học năm ngoái và năm nay cháu đã 9 tuổi (người Hàn Quốc tính cả tuổi âm – ND). Tôi vẫn nhớ rõ mồn một mình đã nuôi con như thế nào trong suốt những năm vừa qua, nhưng không thể tránh khỏi việc có những phần ký ức đã dần mờ nhạt theo thời gian.
Trước 7 tuổi là thời kỳ hoàng kim để bố thể hiện tình yêu vô bờ của mình
Các phụ huynh có con tuổi cấp 1, 2, 3 xung quanh tôi đều nói rằng ngay khi con vào tiểu học thì thời gian con cần bố mẹ giảm hẳn. Đặc biệt, quan hệ giữa bố và con ngày càng trở nên xa cách và gượng gạo.
Woo Seong thì vẫn thích chơi và trò chuyện cùng bố. Con vẫn cầm tay bố mỗi khi băng qua đường, và còn nói rằng con nhất định vẫn cầm tay bố kể cả khi trưởng thành. Tất nhiên, không biết chừng con sẽ thay đổi khi lớn thêm chút nữa. Song đến thời điểm hiện tại mà Woo Seong vẫn cần bố thì có lẽ là nhờ từ nhỏ con đã được chia sẻ, trao đổi cảm xúc và tận hưởng thời gian trọn vẹn bên tôi.
Tôi thấy những đứa trẻ cùng tuổi với Woo Seong phải đi học ngoại khóa tận mấy trung tâm khác nhau rồi về nhà khá muộn nên không còn thời gian chơi cùng bố của mình. Thực tế khi con trở thành thanh thiếu niên, rồi trưởng thành thì thời gian con có thể ở cùng bố lại càng giảm. Song, nếu con tích luỹ được nhiều kỷ niệm hạnh phúc và vui vẻ ở thời kỳ chưa đến trường và có tình cảm tốt với bố, thì dẫu thời gian có giảm đi thì niềm tin và mối liên kết sâu sắc với bố sẽ vẫn có thể được duy trì. Hoàn toàn không quá lời khi nói rằng chất lượng của khoảng thời gian ở cùng bố trước 7 tuổi, tức là trước khi con đi học tiểu học thậm chí có thể làm thay đổi hoàn toàn cuộc đời của con.
Báo cáo Vai trò và phương án cải cách giáo dục của bố mẹ nhằm phát triển trẻ nhỏ của Viện nghiên cứu và Phát triển Hàn Quốc (KDI) thực hiện gần đây đưa ra kết luận rằng, sự phát triển ngôn ngữ và tinh thần của trẻ nhỏ có liên quan lớn đến thái độ giáo dục của người bố. Đặc biệt, sự tham gia của người bố vào quá trình nuôi dạy con có ảnh hưởng lớn về chất hơn là về lượng. Nói cách khác, bố dành nhiều thời gian cho con là tốt nhất nhưng dù không có nhiều thời gian thì một vài hoạt động đều đặn có ý nghĩa cùng con vẫn có thể giúp trao đổi cảm xúc qua lại tích cực với con.
Theo đó, dù bạn là người bố bận rộn nhưng nếu bạn nâng cao chất lượng khoảng thời gian dành cho con thì bạn vẫn có thể tạo ra mối liên kết đủ đầy và thực hiện vai trò quan trọng trong phát triển ngôn ngữ, tính xã hội của con.
Đứa trẻ những tưởng mãi mãi luôn cần và tìm kiếm bố sẽ nhanh chóng đến tuổi rời xa bố mẹ. Thế nên, chúng ta phải luôn nhớ rằng thời gian bố mẹ có thể ở gần bên con sẽ trôi qua rất nhanh. Người làm bố phải thể hiện tình yêu hết mình với con và phải tập trung vào con. Giờ đây tôi đang cảm nhận rõ rệt khoảnh khắc này và tôi quyết tâm sẽ trở thành người bố yêu thương con nhiều hơn nữa.
Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....
Chi Tiết Bố Ơi Cùng Con Lớn Lên Nhé
Công ty phát hành | Thái Hà |
Ngày xuất bản | 2021-03-15 00:00:00 |
Kích thước | 13 x 24.5 cm |
Dịch Giả | Nguyễn Thị Thu Hà |
Loại bìa | Bìa mềm |
Số trang | 294 |
Nhà xuất bản | Nhà Xuất Bản Lao Động |